Chào các bạn,
Để thuận lợi cho bạn, chúng tôi tập hợp những bí quyết này thành danh sách và phân chia theo từng mục nhất định. Bạn hãy bắt đầu bằng việc xem xét một cách khái quát, rồi chọn ra những bí quyết nào có thể cả thiện được những yếu điểm cho doanh nghiêp của bạn.
Cải tiến tập thể
- Hãy củng cố cho nhân viên của bạn những kiến thức về phương pháp cải tiến (kaizen). Cùng thảo luận với nhân viên về bảng câu hỏi cải tiến này. Cho họ biết tầm quan trọng của việc không ngừng cải tiến.
- Tạo dựng một chương trình khuyến khích và khen thưởng nếu có cải tiến. Hãy khen thưởng thích đáng cho từng sáng kiến có giá trị mà nhân viên của bạn đề xuất (bằng văn bản). Thưởng cho họ tiền, bằng khen, ngày nghỉ, hoặc các loại hình khen thưởng khác.
- Thông báo tình hình tài chính của doanh nghiệp với các nhân viên của bạn. Giúp họ hiểu thêm về vai trò của họ trong thành công của công ty. Khi họ biết được rằng mình là một phần của doanh nghiệp, họ sẽ đóng góp nhiều hơn.
- Có bản mô tả chi tiết công việc cho từng vị trí trong doanh nghiệp của bạn. Liệt kê những yêu cầu có tính riêng biệt đối với từng người và các kỹ năng cần thiết cho mỗi công việc.
- Xem xét lại những nhân viên hiện có. Liệu các nhân viên này có phù hợp với công việc họ đang đảm nhiệm không? Bạn có cần thay đổi hay cải tiến để phù hợp hơn? Nếu một nhân viên không thích hợp với bất kỳ vị trí nào, có lẽ tự họ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi chuyển sang một công ty khác.
- Hàng năm hãy tiến hành đánh giá xếp loại tất cả nhân viên của bạn. Để họ biết rằng họ đang làm việc cho một doanh nghiệp có quy củ. Đừng quên khen ngợi những tấm gương tốt nếu bạn phát hiện ra.
- Nhận biết những người làm tốt trong cả tập thể, cho dù đó là người mới vào hay cựu nhân viên. Cố gắng tìm kiếm cách thức nào đó để nhận diện được những nhân viên tốt, dù họ ở xa “tầm nhìn” của bạn như nhân viên thu ngân hoặc nhân viên kế toán (ngược lại với nhânviên bán hàng bạn có thể dễ dàng quan sát họ).
- Luôn tìm ra những cá nhân xuất sắc. Họ xứng đáng được cả tập thể biết đến.
- Đừng quên rằng các nhân viên có năng lực thường cống hiến cho doanh nghiệp nhiều hơn những người bình thường khác, trong khi mọi nhân viên đều cần bạn bỏ thời gian, cần được động viên khuyến khích, và cần được chỉ dẫn.
- Để những nhân viên giỏi kèm cặp những nhân viên kém hơn.
- Hãy tập hợp quanh bạn những người giỏi hơn bạn …
- Hàng tháng phải tiến hành giao nhiệm vụ mới. Nhân viên của bạn sẽ nhận thức rõ hơn vai trò và trách nhiệm của họ, còn bạn có thể đề ra những nhiệm vụ mới
- Làm một bảng theo dõi (ai, làm nhiệm vụ gì, khi nào sẽ hoàn thành…) như vậy bạn có thể kiểm soát dược những nhiệm vụ đã giao.
- Hàng ngày dành thời gian để nghe nhân viên của bạn.
- Để nhân viên chủ chốt tham gia vào những quyết định quan trọng.
- In cho mỗi nhân viên danh thiếp riêng để tiện giao dịch.
- Khen thưởng công khai.
- Phê bình kín đáo.
- Nhớ rằng các nhân viên sẽ không kiếm được nhiều tiền cho bạn nếu họ không được đào tạo tốt.
- Tái đào tạo những nhân viên chủ chốt làm tốt công việc của công ty.
- Luôn ghi nhớ, mọi nhân viên đều phải có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
- Nhân viên chính là những người gây ấn tượng đầu tiên về doanh nghiệp bạn. Khuyến khích họ ăn mặc lịch sự để không bị mất cảm tình khách hàng. May áo vét hoặc áo khoác để tạo nên ấn tượng đồng phục.
- Làm gương cho họ bằng cách bạn cũng phải ăn mặc lịch sự.
- Giải thích cho nhân viên tầm quan trọng của việc ăn mặc lịch sự.
- Biểu dương nhân viên ăn mặc đẹp và khuyến khích mọi người noi theo.
- Tạo cơ hội cho sự phát triển cá nhân.
- Nhận thanh toán chi phí đào tạo khi nhân viên của bạn thi đỗ hay tốt nghiệp một khóa học liên quan đến hoạt động của công ty.
- Khuyến khích trau dồi các kỹ năng, dù có liên quan đến công việc hay không.
- Làm gương trên cương vị nghề nghiệp bằng sự chân thực, giữ lời hứa, chịu trách nhiệm về những việc mình làm, đặt ra kế hoạch làm việc hàng ngày và thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Giữ nề nếp công việc.
- Tập trung vào công việc tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề, không đi sâu vào chi tiết sự việc.
Cải tiến mối quan hệ với ngân hàng
- Mỗi năm nên giữ lại một bản chụp (copy) về các báo cáo tài chính của cá nhân cũng như của doanh nghiệp bạn. Sửa lại những chỗ sai sót trước khi đến ngân hàng.
- Trao đổi với ngân hàng về cách thức kinh doanh của bạn, kể cả khi bạn không cần vay tiền.
- Chụp các báo cáo tài chính, rồi gửi cho ngân hàng của bạn ít nhất mỗi năm một lần. Nếu trong quí nào đó bạn làm ăn phát đạt, cũng nên gửi báo cáo ngay.
- Dự trù vốn lưu động – nguồn tài chính – trước khi bạn cần đến nó. Vì bạn sẽ đạt được những điều khoản tốt hơn khi thỏa thuận trong thời điểm nhu cầu vốn không bức thiết lắm.
- Dành được khoản vay được phê duyệt lớn hơn khoản bạn cần.
- Đừng bao giờ vay hơn số bạn cần trong hạn mức tín dụng được mua chịu.
- Khi cần vay dài hạn, hãy chuẩn bị chu đáo.
- Định liệu trước 3 vấn đề cơ bản mà ngân hàng sẽ đặt ra cho bạn:
- Bạn cần bao nhiêu tiền?
- Bạn cần vì mục đích gì?
- Bạn sẽ trả bằng cách nào?
- Gửi kèm các báo cáo tài chính đã được chuẩn bị trong hồ sơ vay để chứng minh. Khả năng hoàn trả của bạn (dựa trên mức lợi nhuận dự trù). Đừng quên kèm cả báo cáo luân chuyển tiền mặt. Bởi vì, không chỉ bạn mà cả ngân hàng cũng thích tiền mặt được luân chuyển.
- Chuẩn bị trước để tường trình về hồ sơ vay của bạn.
- Nên nhớ rằng các ngân hàng cũng giống các công ty cho thuê xe. Các công ty cho bạn thuê xe, tính tiền trên ngày sử dụng, và lấy lại xe khi bạn không thuê nữa. Các ngân hàng cũng vậy cho vay tiền, tính lãi suất và muốn thu hồi được tiền.
- Nhớ rằng tất cả các điều khoản của ngân hàng đều có thể đàm phán được.
- Đàm phán với ngân hàng bằng cách đưa cho họ xem bản copy những hợp đồng có các điều khoản doanh thương thích hợp mà doanh nghiệp của bạn đã đạt được.
- Làm quen với một vài người chịu trách nhiệm ở các lĩnh vực khác nhau trong ngân hàng. Bằng cách đó, nếu người bạn cần liên hệ đi vắng, bạn sẽ không trở nên quá xa lạ trong ngân hàng.
- Giới thiệu những nhân viên chủ chốt của bạn với ngân hàng.
- Mời đại diện ngân hàng tới thăm doanh nghiệp của bạn.
- Mời ngân hàng của bạn cùng tham gia vào công việc kinh doanh.
- Giới thiệu tiềm năng của bạn cho ngân hàng.
- Giới thiệu ngân hàng với nhân viên và với Hiệp hội của bạn.
- Tự đánh giá doanh nghiệp của bạn trên cơ sở 6 sách lược tín dụng (xem thêm từ câu 171 đến câu 176 dưới đây)
- Tư cách: Tiểu sử và tình trạng bản thân của bạn, có thể đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định có được vay từ ngân hàng hay không.
- Năng lực: Khả năng tài chính của công ty, các báo cáo theo dõi và khả năng chi trả.
- Uy tín: Thái độ và sự tin tưởng vào khả năng của chính bạn. Điều này không có nghĩa là bạn tự phụ mà là tự tin.
- Vốn: Khoản vay nợ của bạn trên tỉ lệ vốn doanh nghiệp thông qua bán cổ phiếu. Khả năng của bạn để bảo đảm tiếp tục nguồn vốn thông qua bán cổ phiếu.
- Điều kiện: Tình hình kinh tế trong vùng và các điều kiện trong ngành kinh doanh của bạn.
- Tài sản thế chấp: Nguồn bạn có khả năng hoàn vay.
- Nên nhớ, rủi ro tỉ lệ thuận với lãi suất.
do Công Ty TNHH Tư Vấn Quản Lý Hạnh Gia tư vấn và đào tạo.
(đón xem kỳ 4 vào 18h ngày 16/04/2020 sắp tới)