Loại bỏ lãng phí Kỳ 10 – Lãng phí thao tác

LÃNG PHÍ DI CHUYỂN LÀ GÌ?

Lãng phí di chuyển còn gọi là lãng phí thao tác. Nó tương tự như lãng phí quá trình (Processing Waste) nhưng lại liên quan gần gũi hơn đối với các hoạt động di chuyển (thao tác) của công nhân như đi tới lui, khom lên khom xuống, chuyển dời sản phẩm qua lại, với lấy vật tư, công cụ dụng cụ … Các hoạt động này thật sự không cần thiết và hoàn toàn không tạo ra giá trị gia tăng (hoạt động làm thay đổi vật lý cho sản phẩm).

Lãng phí thao tác còn liên quan đến việc vận hành quá chậm, hay quá nhanh dẫn đến nguyên vật liệu dư thừa làm ảnh hưởng xấu hay gây bất tiện đến hoạt động khác (phải vận chuyển, chật chội, bốc dở, …). Việc cần làm là phải loại bỏ lãng phí này ngay lập tức.

NGUYÊN NHÂN CỦA LÃNG PHÍ DI CHUYỂN (THAO TÁC)

  • Các hoạt động riêng biệt, đơn độc vì thế sinh ra nhiều thao tác thừa như chất xếp sản phẩm, bốc dở chúng
ky 6.1a

Hình 10.1a hoạt động đơn độc buộc công nhân phải bốc dở sản phẩm lên xuống, khi chuyển sản phẩm này đến công nhân kế tiếp, họ lại tiếp tục bốc dở

ky 6.1b1

Hình 10.1b – Thiết kế quá trình kém gây lãng phí thao tác rất lớn, máy này phải sử dụng 4 người công nhân cho máy bào. Trong đó, 2 người dành 100% thời gian để bốc dở

 

  • Công nhân thiếu các kỹ năng làm việc kém. Người quản lý không chủ động đào tạo mà cho rằng “công nhân cũ kềm cặp công nhân mới”
  • Thiếu tiêu chuẩn hoá hoạt động, bố trí nơi làm việc kém
  • Tinh thần làm việc của công nhân viên thấp
  • Không ổn định trong tổ chức sản xuất, hoán đổi công việc quá nhiều
  • Tăng số lượng công nhân đột biến hoặc tăng ca thái quá.
  • Phương thức sản xuất truyền thống, xem palette là phương tiện tốt cho sản xuất
ky 6.2a

Hình 10.2a – Thao tác ngồi cũng là lãng phí thao tác

ky 6.2b1Hình 10.2b – xem palette là phương tiện tốt cho sản xuất đã sinh ra lãng phí di chuyển

 

Làm thế nào để loại bỏ sự lãng phí di chuyển (thao tác)

  • Ngắt, mở từ từ các công đoạn sản xuất
  • Bố trí thiết bị ở các công đoạn hoặc nhóm sản xuất theo dây chuyền dạng chữ U.
  • Các tiêu chuẩn hoá bằng văn bản được hình thành, huấn luyện, áp dụng theo chúng và hoàn chỉnh dần
  • Quản lý cần dành nhiệu thời gian để huấn luyện kỹ năng càng nhuần nhuyễn càng tốt. Điều này giúp tăng năng suất nhanh chóng
  • Tăng cường nhận thức công nhân: lãng phí di chuyển sẽ làm cho họ mệt mỏi, năng suất kém và thu nhập kém
  • Áp dụng và tiêu chuẩn hoá các thao tác thông qua thực hiện 17 nguyên tắc liên quan đến lãng phí di chuyển (thao tác)

Các nguyên tắc liên quan đến thao tác

1. Cùng bắt đầu, cùng kết thúc, dùng 2 tay cùng 1 lúc

2. Hãy chuyển động bằng cánh tay, di chuyển đồng thời và đối xứng

3. Giảm thiểu chuyển động của chân và thân, nên đặt SP ngay trước mặt

4. Sử dụng trọng lực thay vì cơ bắp, đừng bốc lên, khiêng xuống

ky 6.3a

Hình 10.3a – Thùng chứa này buộc công nhân phải bốc dở

ky 6.3b

Hình 10.3b – Thùng chứa này giúp công nhân thao tác nhẹ nhàng và năng suất cao hơn do giảm lãng phí di chuyển

 

5. Đừng chuyển động ngoằn ngoèo, chữ chi hoặc chuyển hướng gấp, hay nhấc lên, đặt xuống

ky 6.4a
 

ky 6.4b

Hình 10.4a và 10.4b

 

6. Thực hiện chuyển động nhịp nhàng, đừng nhanh hay chậm quá dễ sinh khuyết tật hoặc gây thương tật

7. Đảm bảo tư thế dễ dàng và cử động dễ dàng (đừng cúi người, căng tay, căng vai vì đặt sản phẩm, công cụ cao quá gây khó chịu, xoay người)

ky 6.4c

Hinh 10.4c

ky 6.4d

Hình 10.4d

 

8. Nên sử dụng luôn cả bàn chân (như công tắc chân chẳng hạn)

+ Các nguyên tắc liên quan đến tổ chức mặt bằng nơi làm việc

9. Giữ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ngay trước mặt (càng gần càng tốt), thuận tiện cho thao tác

ky 6.5a.jpg

10.5a -Trước cải tiến

ky 6.5b.jpg

10.5b Cải tiến lỗ đặt tu-nơ-vit nhanh

 

10. Bố trí vật liệu và công cụ theo yêu cầu sử dụng của công nhân (hạn chế cản trở vận hành do quá nhiều vật liệu một lúc – 5S)

11. Sử dụng các loại lực rẻ tiền (máng nghiêng, con lăn, … thay vì bằng chuyền tự động, dùng năng lượng hay sử dụng nhiên liệu để bốc dỡ)

12. Giữ bàn làm việc và trang thiết bị phù hợp chiều cao của công nhân, trang thiết bị thẳng hàng. Điều đó giúp giảm di chuyển, giảm căng thẳng, mệt mỏi, làm tăng năng suất (Hình 10.6a, b)

ky 6.6a.jpg

Hình 10.6a

ky 6.6b

Hình 10.6b

 

13. Tạo môi trường làm việc thoải mái nhất có thể (ánh sáng, thông gió, nhiệt độ, bụi, ồn … kiểm soát giúp công nhân làm việc thoải mái)

Nguyên tắc liên quan đồ gá, công cụ và máy:

14. Hãy để chân cũng làm việc để tay làm việc khác (như công – tắc chân)

15. Tích hợp nhiều chức năng vào một công cụ để giảm thiểu số lượng công cụ làm việc. Đây là nguyên tắc đơn giản hoá (như công cụ cắt mút vừa có kích thước ổn định, vừa có thể cắt, … – Xem hình 10.7)

ky 6.7.png

Hình 10.7

16. Tất cả các nguyên vật liệu và các chi tiết sản phẩm cần được đặt ở vị trí sao cho dễ chọn và dễ lấy (trước mặt, thấp hơn ngực, để gần)

17. Tất cả tay nắm và nút nhấn ở nơi thuận tiện và có hình dạng dễ dùng (sao cho hạn chế nhón, cúi, tìm kiếm, vị trí sao cho có hiệu quả nhất)

Tóm lại, có nhiều loại di chuyển không cần thiết. Chúng ta cần loại bỏ các lãng phí di chuyển và chỉ nên để lại các hoạt động làm tăng giá trị cho sản phẩm.

Hãy bắt đầu nhìn vào sự chuyển động của bước chân bạn, rồi đến hông của bạn, đôi vai, đôi tay và các ngón tay.

Danh sách kiểm tra sự lãng phí di chuyển

Để có thể tìm, phát hiện lãng phí di chuyển, bạn nên sử dụng danh sách kiểm tra để phân tích nơi làm việc của bạn và xác định lãng phí di chuyển. Xác định mức độ lãng phí di chuyển từ thấp đến cao (Lãng phí di chuyển không đáng kể, trung bình, đáng kể, lớn, rất lớn, …). Nếu lãng phí là đáng kể, hãy lập kế hoạch cải tiến chúng.

Danh sách kiểm tra sự lãng phí di chuyển (không đáng kể, trung bình, đáng kể, lớn, rất lớn, …)

  • Có hiện tượng đi lại nhiều không?
  • Có hiện tượng quay vòng không?
  • Có khuynh hướng thao tác về một phía không?
  • Có cúi xuống quá mức không?
  • Di chuyển cánh tay quá rộng (hơn 120 độ) không?
  • Các di chuyển cổ tay không cần thiết?
  • Cánh tay trái hoặc cánh tay phải rảnh rổi?
  • Ít hoặc không tận dụng thời gian rảnh rổi cho việc khác
  • Sự lặp lại các hoạt động không được chuẩn hoá
  • Mỗi lần thao tác, công nhân di chuyển (thao tác) khác nhau.
  • Các hoạt động chia ra quá nhiều hoạt động nhỏ (không tích hợp)

Mỗi ngày, các nhà quản lý sản xuất cần dành 15 phút để suy nghĩ về các câu hỏi và viết ra câu trả lời của chính mình.

  1. Trong một ngày làm việc, bạn mất bao nhiêu thời gian đi lại để thực hiện các hoạt động gia tăng giá trị? (Không kể những lúc bạn đi ăn trưa hoặc nghỉ giữa ca )
  2. Để thực hiện một hoạt động bạn phải lấy một dụng cụ với khoảng cách bao xa? Bạn phải nhặt công cụ đó bao nhiêu lần trong ngày? Bạn có thể thiết kế khu vực làm việc của bạn và công cụ được gần nhau hơn ?
  3. Bạn có thể nghĩ cách để loại bỏ sự di chuyển trong công việc của bạn hoặc nhân viên của bạn?
Thủ thuật:

Nhà quản lý cần sử dụng phương pháp chụp ảnh (tốt nhất là quay phim) đối với các lãng phí – đặc biệt là lãng phí di chuyển (Moving waste)

Khi phân tích kỹ đoạn phim lãng phí, chúng ta có thể xác định được “chỉ số hiệu quả của chu kỳ quá trình” (PCE – Process Cycle Efficiency). Nó được xác định bằng tỉ số giữa “Thời gian tạo giá trị” (VAT – Value added time) và “Thời gian chu kỳ quá trình” PLT – Process lead time). Với PCE thấp hơn 15% thì quá trình đó cần được ưu tiên cải tiến.

Ví dụ: 1 chu kỳ hoạt động cho tu-pi tay vịn ghế mất 22 giây (gồm nhiều hoạt động: cầm chi tiết lên, lắp vào cở tu-pi, chuyển qua bàn máy, đánh tu-pi, chuyển qua bàn thao tác, tháo cở, đặt chi tiết xuống palet, … cầm chi tiết kế tiếp…). Trong đó, VAT là “đánh tu-pi” chỉ có 3 giây. PCE < 15% (= 3 / 22). vì thế cần phải cải tiến.

Tham khảo PCE mức chuẩn thế giới :

–      Gia công trên máy (như tu-pi, khoan, …): 20%

–      Chế tạo (như máy ép): 25%

–      Sản xuất liên tục (như chuyền sơn): 30%