THIẾT KẾ NHÀ MÁY KIỂU LEAN P.3| Dòng chảy sản phẩm, tồn kho trong thiết kế và đầu tư thông minh

Các nội dung về thiết kế nhà máy theo Lean (Lean Factory Design) bao gồm:

  • Thiết kế nhà máy theo Lean là gì là gì? (mục 1) Thiết kế tổng thể theo Lean (mục 2)
  • Các triết lý bố trí nhà máy kiểu Lean (mục 3), phân tích tổng dòng nguyên liệu nhà máy (mục 3) và phương pháp sử dụng công cụ đồ gá (mục 5)
  • Dòng chảy sản phẩm (mục 6), tồn kho trong thiết kế (mục 7) và đầu tư thông minh (mục 8)
  • Tư duy chuyền (mục 9) và các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế nhà máy (mục 10)

Các bạn có thể bấm vào các nội dung trên để vào đọc thêm các bài viết của chúng tôi.

Hiểu dòng chảy sản phẩm như thế nào cho đúng?

Hình: Dòng chảy sản phẩm – thiết kế nhà máy theo Lean (LFD)

Phương thức LFD là tạo “dòng chảy sản phẩm” (dòng chảy – từ chỉ được dùng riêng cho nước, nay được áp dụng cho sản phẩm gỗ “chảy” trong dây chuyền). Dòng chảy theo từng lô (Batch) hay dòng chảy một sản phẩm (One Piece Flow – OPF). Dòng OPF tương tự như chuyền sản xuất chai nước ngọt vậy.

Cở lô (số lượng bán thành phẩm) giữa các máy, giữa các công đoạn càng lớn thì tốc độ qua chuyềncàng chậm, rất khó để kiểm soát chất lượng.

Cở lô càng nhỏ thì tốc độ sản xuất càng nhanh và kiểm soát sai lỗi càng kịp thời, vốn lưu động càng thấp.

Cở lô nhỏ nhất là chuyền một sản phẩm. Với chuyền OPF, lãng phí là thấp nhất và giúp cho quá trình tạo sản phẩm Faster – Better – Cheaper (nếu không muốn nói là Fastest – Best – Cheapest). Với chuyền này, mọi công nhân đều vận hành cùng 1 nhịp (Takt time) hay gần bằng nhịp với nhau. Sự gắn kết về thể lý và tinh thần rất cao

Tồn kho bán thành phẩm giữa các quá trình trong LFD như thế nào là tốt?

Kho bán thành phẩm (trong Lean gọi là Super-Market) là cần thiết trong LFD. Các kho bán thành phẩm càng lớn thì vòng quay vốn càng chậm, thời gian phục vụ khách hàng càng kém.

Hình: Ohno Taichi – nhà kiến tạo hệ thống sản xuất tinh gọn

Còn rất nhiều doanh nghiệp gỗ tại Việt Nam xem kho bán thành phẩm giữa các xưởng là điều hiển nhiên. Họ xem nó là “bạn hữu”. Chính vì thế, các nhà kho chứa bán thành phẩm rất lớn. Bán thành phẩm được giao giữa các công đoạn được đưa vào các nhà kho này, nằm đó “chờ đồng bộ”, thời gian vài tuần thậm chí tính bằng tháng … Các kho được phòng kế toán hoặc phòng kế hoạch quản lý số liệu, … Vì thế, thời gian sản xuất càng kéo dài và tăng chi phí.

Trong chuyến tham quan học hỏi hệ thống sản xuất kiểu Ford (Ford Production System), Toyota từng rất ấn tượng với dây chuyền sản xuất liên tục, xe T – Model. Nhưng họ lại không có ấn tượng gì khi nhìn thấy các nhà kho với hàng núi vật liệu ở khắp nơi. Trên thực tế, các nhà lãnh đạo Toyota, trong đoàn có CEO Eiji Toyoda đã nhận thấy “cơ hội để đuổi kịp Ford”.

Họ phát hiện ra rằng, chi phí tài chính do vòng quay sản xuất chậm là chi phí rất lớn. Toyota không có nhiều tiền. Thế nên, họ đã bắt đầu thực hiện 2 việc:

  1. “So chuẩn” (benchmarking) áp dụng chuyền sản xuất liên tục
  2. Tìm cách loại bỏ các loại lãng phí.

Trong sản xuất nói chung, việc loại bỏ tồn kho bằng cách giao nhận trực tiếp giữa các công đoạn với kho rất nhỏ làm gia tăng hiệu quả quản trị và loại bỏ lãng phí tồn kho. Taiichi Ohno – nhà kiến tạo hệ thống sản xuất tinh gọn có nói: “Các công ty tồn kho càng nhiều có vẻ những thứ họ cần lại càng ít đi”.

Các kho bán thành phẩm cuối các quá trình (giữa sơ chế, tinh chế chẳng hạn) càng nhỏ thì “độ nhạy” trong quản lý càng cao, mặt bằng thông thoáng vì ít bán thành phẩm, vốn lưu động càng nhỏ, phí lãi vay càng thấp, thời gian sản xuất càng ngắn (Lead time), vòng quay vốn càng nhanh … hiển nhiên hiệu quả càng cao!

Bán thành phẩm tồn kho thấp giúp đồng bộ nhanh hơn, năng lực quản lý tại nhà máy (SFC – Shop Floor Control) càng giỏi và năng động. Tồn kho bán thành phẩm chỉ che dấu vấn đề bất hợp lý trong sản xuất chứ chúng không giải quyết được vấn đề.

Nên đầu tư chuyền Robot, CNC hay dùng con người vận hành?

Đương nhiên, nếu có người vận hành, chúng ta sẽ cần không gian cho họ. Ngoài ra, người vận hành có thể làm việc trên nhiều máy. Quản trị tài nguyên nhân sự cũng có những chi phí và phiền toái do sự mất ổn định về thể lý và tinh thần. Tuy nhiên, dùng thiết bị hiện đại, thủ công hay dùng con người là cân nhắc trong LFD. Bởi vì mọi nhà đầu tư đều phải được tính “năng suất đầu tư”, chứ không chỉ quan tâm đến “năng suất lao động”.

Hình: Nên đầu tư chuyền Robot, CNC hay dùng con người vận hành trong nhà máy Lean?

Lựa chọn thiết bị CNC (Computerized Numerical Control – kiểm soát bằng kỹ thuật số) chuyên dụng hay đa dụng, công suất cao hay công suất nhỏ, thiết bị linh hoạt hay chức năng đơn, chi phí bảo trì và vận hành, … cần cân nhắc trong chuyền tinh gọn (Lean Line). Sẽ phù hợp với nhà máy tinh gọn khi thiết bị được dùng với hiệu suất làm việc cao nhất, dễ vận hành, sửa chữa bảo dưỡng và thiết bị đó phải thích ứng với sự thay đổi (thay đổi khách hàng hoặc dòng hàng …)

Thiết kế nhà máy tinh gọn có 20 thuộc tính – trong đó thuộc tính “tư duy nhỏ” – rất quan trọng đối với LFD. Thuộc tính “tư duy nhỏ” cho rằng: thà sử dụng thiết bị nhỏ (kích thước nhỏ, công suất nhỏ) còn hơn là thiết bị lớn mà kém linh hoạt. Toyota vẫn thiên biến vạn biến áp dụng “Tư duy nhỏ” cho đến ngày nay.

Ngoài ra, tư duy này cũng được hiểu: tận dụng thiết bị còn công năng, còn năng lực sản xuất trước khi đầu tư thiết bị mới tốn kém. Các thiết bị mới, công nghệ mới luôn được “kiểm chứng toàn diện” để phục vụ cho quy trình sản xuất và con người. Ngày nay tư duy nhỏ này được áp dụng rộng rãi cho nhiều ngành sản xuất lẫn dịch vụ!

Tham khảo dự án Lean Factory Design (LFD) tại Công ty CP Cẩm Hà (xem thêm tại đây)

Bài viết liên quan (Chuỗi bài về Thiết kế nhà máy kiểu Lean):

  • Thiết kế nhà máy theo Lean là gì và thiết kế tổng thể theo Lean | P.1 (tại đây)
  • Các triết lý trong bố trí Lean, phân tích tổng dòng nguyên liệu nhà máy và phương pháp sử dụng công cụ đồ gá | P.2 (tại đây)
  • Tư duy chuyền và các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế nhà máy | P.4 (tại đây)

Công ty TNHH Tư Vấn Quản Lý Hạnh Gia

Lê Phước Vân