HIỆU ỨNG CỬA SỔ BỊ PHÁ (PHÁ SONG HIỆU ỨNG)
Kịp thời xử lý vấn đề đang phát sinh
Phá song Hiệu ứng là lý thuyết về Phạm tội học do Wilson và Kelling đề xướng trên Nguyệt san “The Atlantic” vào tháng 3 năm 1982. Lý thuyết này cho rằng nếu có một hiện tượng xấu không bị kiểm soát trong một hoàn cảnh sẽ khiến người ta bắt trước và thậm chí dẫn đến kết quả hết sức tồi tệ.
Lấy ví dụ là trong một toà nhà có một vài cái cửa sổ bị hư hỏng, nếu không kịp thời sửa chữa thì rất có thể có thêm rất nhiều cái khác bị hư. Thậm chí kẻ trộm có thể đột nhập vào toà nhà. Nếu thấy không có người ở chúng thậm chí sẽ phóng hoả. Hay hãy tưởng tượng trên vỉa hè nếu có ai đó xả rác, nếu không dọn dẹp ngay thì chắc chắn sẽ có thêm người xả rác. Lý thuyết Phá song Hiệu ứng nhấn mạnh việc nỗ lực ngăn chặn phạm tội nhỏ không để nó dẫn tới phạm tội nghiêm trọng. Người xưa có nói về tâm lý kẻ trộm là “hôm nay trộm gà, ngày mai sẽ trộm bò” cũng chính là khuyến cáo về việc này.
Năm giai đoạn của Phá song Hiệu ứng
Lý thuyết này mô tả năm giai đoạn rối loạn cộng đồng bao gồm:
1. Trong khu vực xuất hiện tình hình mất trật tự, một số cư dân rời khỏi khu vực.
2. Các cư dân chưa thể rời khỏi khu vực bắt đầu lo lắng cho sự an toàn của bản thân nên họ chú ý đến tất cả các chuyện trong khu vực.
3. Việc giám sát khu vực trở nên kém cỏi hơn, tình hình trị an trong khu vực cũng trở nên tồi tệ hơn.
4. Các cư dân trong khu vực rời đi càng nhiều, các cư dân còn lại co cụm lại và giảm thiểu thời gian ra ngoài.
5. Các thành phần tội phạm bên ngoài thâm nhập khu vực, khiến số lượng tôi phạm trong khu vực không ngừng tăng lên.
Nghiên cứu về Phá song Hiệu ứng
Nhà tâm lý học Philip của Đại học Stanford, Mỹ vào năm 1969 đã tiến hành một thực nghiệm. Ông lấy hai chiếc xe hơi giống hệt nhau và để một chiếc tại khu trung lưu Palo Alto, California và chiếc kia ông đặt ở một khu khá lộn xộn là khu Bronx. Xe để ở Bronx ông tháo nhãn xe, mở nắp trên và kết quả là bị mất cắp trong ngày hôm đó. Chiếc ở Palo Alto thì một tuần trôi qua cũng không ai để ý. Sau đó Philip lấy búa đập vào cửa kính chiếc xe đậu ở Palo Alto một lổ hổng lớn. Kết quả là qua vài giờ thì không thấy nó nữa. Qua thực nghiệm này, chính trị gia Wilson và nhà tội phạm học Carin đề xướng lý thuyết “Phá song Hiệu ứng” cho rằng: Nếu có ai đó phá vỡ cửa sổ một toà nhà mà nó không được sửa chữa kịp thời. Rất có thể mọi người khác sẽ bắt chước mà phá cửa sổ khác. Lâu dần sẽ tạo cảm giác mất trật tự, mất an toàn cho mọi người trong khu vực. Và kết quả trong một bầu không khí mọi người đều thờ ơ với tội phạm thì tội phạm sẽ không ngừng gia tăng.