Vấn đề trước khi cải tiến quy trình móc khuyết tật gỗ
Trước khi cải tiến, các doanh nghiệp thường móc khuyết tật gỗ thủ công bằng dao. Phương pháp này tồn tại nhiều vấn đề như sau:
- Nguy cơ tai nạn lao động cao: Các vật dụng sắt nhọn có thể gây ra cắt, xước hoặc đâm vào tay công nhân.
- Chất lượng bán thành phẩm giảm: Sau nhiều giờ làm việc, công nhân sẽ mỏi tay, dẫn đến việc móc khuyết tật không sạch, không loại bỏ hết “mắt chết”. Sau khi trám, phần viền có thể bong tróc, ảnh hưởng đến công đoạn sơn.
- Khó kiểm soát chất lượng đồng đều: Chất lượng bán thành phẩm phụ thuộc vào tay nghề của công nhân, làm khó khăn trong việc đảm bảo tính đồng đều.
Giải pháp cải tiến quy trình móc khuyết tật gỗ
Để giải quyết vấn đề trên, Công ty TNHH Tư Vấn Quản Lý Hạnh Gia đề xuất phương án cải tiến sử dụng dụng cụ móc khuyết tật với đầu mài hình chóp 3 cạnh, giúp tăng độ bén. Lưu ý khi mài tránh để lưỡi mài bị non. Công ty đề xuất các cách móc khuyết tật gỗ như sau:
- Cách 1: Sử dụng mũi khoan
- Cách 2: Sử dụng mũi bake vặn giống như bắt ốc súng hơi lục giác để mài
Lợi ích của phương pháp cải tiến
Việc sử dụng mũi khoan giúp loại bỏ khuyết tật nhanh chóng hơn so với phương pháp thủ công, đặc biệt đối với khuyết tật nhỏ và nhiều. Có nhiều loại mũi khoan phù hợp với từng loại khuyết tật, giúp làm sạch phần “mắt chết” và tránh tình trạng phần vá khuyết tật bị bong lên. Máy khoan giúp giảm thiểu sức lực cho công nhân, đặc biệt là khi làm việc với số lượng gỗ lớn. Phương pháp này cũng giúp hạn chế tai nạn lao động trong quá trình làm việc.
Quy trình sản xuất cải tiến
Khi áp dụng phương pháp cải tiến, quy trình sản xuất đã được cải thiện rõ rệt. Cụ thể như sau:
- Nhóm công nhân đầu tiên sẽ móc khuyết tật gỗ bằng máy khoan và trám trít bằng keo dán nhanh.
- Nhóm thứ hai sẽ trám trít bằng keo poly.
- Cuối cùng, một công nhân sẽ kiểm tra lại chất lượng bán thành phẩm. Nếu sản phẩm không đạt yêu cầu, sẽ phải trám trít lại.