Kỳ 15: Tiềm năng phát triển ngành gỗ còn rất lớn

Vào ngày 8/8/2018, tại hội trường Thống Nhất đã tổ chức hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu và lâm sản xuất khẩu” cùng với các vị khách hết sức đặc biệt.

Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao và biểu dương sự phát triển của ngành gỗ Việt Nam trong suốt bảy tháng gần đây: xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ và lâm sản Việt Nam đạt kim ngạch 5,3 tỷ USD và hiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ sáu của Việt Nam, thứ năm trên thế giới. Năm 2017 đạt hơn 8 tỉ USD chiếm 2% kim ngạch toàn cầu (428 tỉ USD)

Một ngành kinh tế mũi nhọn nhưng thu nhập người lao động chỉ đạt 250 USD/ người/ tháng thì quá thấp. Thủ tướng đã yêu cầu đặt mục tiêu phát triển rừng trồng bền vững và sử dụng gỗ hợp pháp để thay thế dần gỗ nhập; tăng thu nhập cho người lao động.

Vì dư địa ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu còn rất lớn, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu lộ trình phát triển ngành trở thành một ngành mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu của nền kinh tế quốc gia. Xây dựng các trung tâm giao thương cho ngành từ 5 ~10 ha tương xứng tầm vóc quốc tế. Năm 2018, kim ngạch của ngành chắc chắn cán mốc 9 tỉ USD. Mục tiêu đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu đạt 18 đến 20 tỷ USD.

Hinh 1 – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang tham quan các gian hàng tại sự kiện.

Mục tiêu năm 2025 đạt 20 tỷ, Thủ tướng đã phất cờ, con số gấp đôi hiện tại. Trong vòng 7 năm nữa, ngành chế biến gỗ phải đi một chặng đường mà 25 năm mới đạt được. Thời cơ và tiềm năng có sẵn nhưng làm gì để nắm bắt vận hội này biến tiềm năng thành hiện thực? Sẽ là một bài toán không đơn giản, sẽ không có chuyện không đánh tự nhiên thành như những giai đoạn vừa qua. Nhà nước và hiệp hội cần phải phối hợp để có một chiến lược rõ ràng” (Ông Điền Quang Hiệp – Phó chủ tịch BIFA tâm sự)

Với góc độ quản lý, Công ty TNHH Tư Vấn Quản Lý Hạnh Gia cho rằng để đạt được mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và tăng thu nhập cho các bên cần tập trung vào các nhóm giải pháp lâu dài và trước mắt gồm:

– Đổi mới công nghệ chế biến gỗ,

– Sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có và

– Thay đổi phương thức sản xuất.

Hình 2 – Hiệp hội Đồ Gỗ Bình Dương chụp ảnh lưu niệm cùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị (Ông Lê Phước Vân – giám đốc Công ty TNHH Tư Vấn Quản Lý Hạnh Gia đứng bìa phải).

Hiện tại, công ty TNHH Tư Vấn Quản Lý Hạnh Gia đang cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý cho doanh nghiệp chế biến gỗ tập trung cho 3 nhóm giải pháp nêu trên. Với kinh nghiệm tư vấn gần 150 công ty chế biến gỗ, chắc chắn dịch vụ của Hạnh Gia là giải pháp giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ.