– Nội dung, yêu cầu của SA8000 khá tương đồng với các nguyên tắc và các điều kiện của Bộ Luật Lao đông.
– Nếu các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ Luật Lao động thì việc xây dựng, áp dụng SA8000 tại doanh nghiệp rất thuận lợi.
– Việc xây dựng Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội SA8000 nhằm quản lý theo quá trình, từ chính sách trách nhiệm xã hội, trách nhiệm của các chức vụ cụ thể của doanh nghiệp, các thủ tục quản lý, các yêu cầu kiêm soát hồ sơ, kiểm soát nhà thầu phụ và nhà cung cấp, các hướng dẫn biểu mẫu đến xem xét của lãnh đạo về hệ thống, kiểm soát hệ thống là các yêu cầu mà doanh nghiệp phải xây dựng, áp dụng và vận hành thường xuyên.
Chứng nhận đối với SA8000:
– Các công ty hoạt động sản xuất có thể tìm kiếm những điều kiện thuận lợi cụ thể để chứng nhận tiêu chuẩn SA8000 thông qua các cuộc đánh giá của một trong các tổ chức chứng nhận được công nhận. Kể từ khi hệ thống SA8000 được áp dụng vào năm 1998, có 30 nước tham gia chứng nhận tại năm châu lục và áp dụng tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội theo SA8000 ở 22 ngành công nghiệp và dịch vụ.