THIẾT KẾ NHÀ MÁY KIỂU LEAN P.4| Tư duy chuyền và các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế nhà máy

Các nội dung về thiết kế nhà máy theo Lean (Lean Factory Design) bao gồm:

  • Thiết kế nhà máy theo Lean là gì là gì? (mục 1) Thiết kế tổng thể theo Lean (mục 2)
  • Các triết lý bố trí nhà máy kiểu Lean (mục 3), phân tích tổng dòng nguyên liệu nhà máy (mục 3) và phương pháp sử dụng công cụ đồ gá (mục 5)
  • Dòng chảy sản phẩm (mục 6), tồn kho trong thiết kế (mục 7) và đầu tư thông minh (mục 8)
  • Tư duy chuyền (mục 9) và các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế nhà máy (mục 10)

Các bạn có thể bấm vào các nội dung trên để vào đọc thêm các bài viết của chúng tôi.

Tư duy chuyền: có phải cần đủ người mới vận hành được chuyền?

Có thể bạn đã nghe nói về chuyền chữ U nổi tiếng (U-cell). U-cell cho phép một nhóm công nhân làm việc bên trong chữ U đó và vận hành nhiều máy với khoảng cách đi bộ ngắn hơn.

Sơ đồ chuyền U-line trong thiết kế nhà máy kiểu Lean

Cùng 1 thời điểm, bạn có thể cung cấp nguyên vật liệu cho công nhân này qua công nhân kia, hoặc từ phía bên ngoài U nếu muốn. Nếu bạn không có công nhân vận hành (mà dùng Robot), thì không thể làm được điều này. Thậm chí nếu không có đơn hàng, bạn có thể tập trung công nhân vào công tác bảo trì.

Với số lượng đơn hàng khác nhau (hoặc sản xuất theo mùa cao điểm hay thấp điểm), chuyền chữ U và các chuyền khác của Lean có thể vận hành linh hoạt. Do đó, khi nhiều người bảo rằng: “muốn vận hành chuyền phải đủ người” là chưa chính xác.

Hiển nhiên, có 1 số chuyền – như chuyền sơn treo, sơn pallet – thì phải có đủ 1 lượng lao động tối thiểu mới vận hành. Nhưng thực tế, chuyền sơn vẫn có thể điều chỉnh với lượng người tăng, giảm tương ứng. Đặc biệt các chỉ số về công suất (Capacity), nhịp sản xuất (Takt time) sẽ bị chi phối bởi lượng nhân công tương ứng, …

Thiết bị dùng chung và các yêu tố ảnh hưởng thiết kế nhà máy:

Trong chế biến gỗ, thiết bị dùng chung được đầu tư khá nhiều: CNC mộng âm, mộng dương vận hành cho nhiều chi tiết có mộng âm, dương, máy cắt xe tăng, máy nhám thùng, …

Ước gì mọi chuyền đều đơn giản và thiết bị dùng riêng.

Thiết bị dùng chung và các yêu tố ảnh hưởng thiết kế nhà máy

Trường hợp này thì có phức tạp hơn một chút. Hiện tượng: 1 chuyền lớn tách ra thành nhiều chuyền nhỏ (ráp sau sơn, đóng gói) và nhiều chuyền nhỏ phải gom lại thành 1 chuyền lớn (như lắp ráp). LFD đều giải quyết chúng rất tốt.

Các chi tiết được sản xuất ở các chuyền con phải hợp nhất vào “thiết bị dùng chung” (như máy CNC mộng âm gia công cho rất nhiều chi tiết) vì nó có công suất lớn hơn nhiều lần so với các thiết bị kia (và sau đó lại chia ra). Điều này được giải quyết “Vào” – “Ra” rất uyển chuyển trong LFD. Dễ nhận thấy, trước và sau “Thiết bị dùng chung” luôn có nguyên vật liệu nằm chờ. Trong Lean gọi là chúng là các “super market”. Điều này “đành phải chịu” do công nghệ phát triển chỉ tới mức đó. Tuy nhiên, LFD cần phải tính toán mức tồn trữ Min – Max (Stock) cho hợp lý. Khi sản xuất, nhà quản lý quan sát mức Min – Max này như là “cái phong vũ biểu” để điều độ chúng rất dễ dàng. Nếu “super market” quá lớn sẽ dẫn đến lãng phí.

“Thiết bị dùng chung” chắc chắn sẽ tranh chấp. Các công cụ kiểm soát sản xuất trực quan để thiết lập chế độ ưu tiên là quan trọng.

Một số vấn đề khác cũng quan tâm. Các ràng buộc vật lý như các cột nhà hoặc lối vào, lối ra, thậm chí hướng phong thuỷ cũng tác động đến LFD. các công trình phụ trợ:kho vật tư, nhà phế liệu, khí nén, tổ cơ điện, mài dao cụ … chúng đều liên quan đến thiết kế nhà máy.

Viễn cảnh nào cho nhà máy của bạn?

Hình ảnh nhà máy của bạn sẽ cải thiện như thế nào trong 2 ~ 5 năm tới?

Nếu bạn muốn biến một mãnh đất trống thành một nhà máy mới, bạn sẽ làm gì?

Bạn sẽ thiết kế nhà máy theo kiểu nào?

Bất kỳ kiểu nào bạn muốn! Xây tường rào, cổng công ty khang trang. Ok rất tốt! Tuy nhiên, phần tổ chức bên trong nhà máy sản xuất thì quan trọng hơn nhiều! Chính nơi đó mới là cội nguồn của sự “tinh gọn” hay “lãng phí”. Tinh gọn sẽ tạo ra sự giàu có!

Đúc kết:

Có rất nhiều điều cần xem xét khi thiết kế nhà máy. Trong Lean, có 3 triết thiết kế nhà máy theo Lean (Lean Factory Design – LFD). Các vấn đề nêu trên chỉ là tổng quan ban đầu.

Trong các bài tiếp theo, chúng tôi sẽ xem trình bày các công cụ chi tiết hơn nhằm giúp bạn có cơ hội có được nhà máy tinh gọn. Các chuyền như chuyền chữ I, chuyền chữ S, chuyền chữ L và chuyền nét chữ U nổi tiếng – mặc dù hình chữ U là tốt, chuyền chữ T, chuyền răng lược, xương sống, chữ vạn … nhưng nó không phải là giải pháp hoàn hảo cho mọi thứ. Hãy thành lập nhóm cải tiến để giúp bạn xử lý các vấn đề trăn trở.

Với phương pháp tư vấn khác biệt, MAC biến quá trình thiết kế nhà máy – vốn phức tạp, ám ảnh và mất thời gian của các nhà quản lý – trở thành quá trình đơn giản, sôi nổi và hiệu quả.

Hãy bước ra ngoài tham quan các doanh nghiệp đã áp dụng chuyền Lean và tìm cách tổ chức lại nhà máy của bạn!

Tham khảo dự án Lean Factory Design (LFD) tại Công ty CP Cẩm Hà (xem thêm tại đây)

Bài viết liên quan (Chuỗi bài về Thiết kế nhà máy kiểu Lean):

  • Thiết kế nhà máy theo Lean là gì và thiết kế tổng thể theo Lean | P.1 (tại đây)
  • Các triết lý trong bố trí Lean, phân tích tổng dòng nguyên liệu nhà máy và phương pháp sử dụng công cụ đồ gá | P.2 (tại đây)
  • Dòng chảy sản phẩm, tồn kho trong thiết kế và đầu tư thông minh |P.3 (tại đây)

Công ty TNHH Tư Vấn Quản Lý Hạnh Gia

Lê Phước Vân