Tình trạng lãng phí sai hỏng (Defect Waste) đặc biệt nghiêm trọng trong quản lý chất lượng ngành gỗ. Nó được ví như những “thỏi vàng” lãng phí bị bốc hơi ra không khí.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất đang sử dụng sai phương pháp quản lý chất lượng ngành gỗ (nói riêng). Mù quáng trong việc sử dụng KCS để kiểm tra chất lượng sản phẩm chính là cội nguồn của chi phí chất lượng kém ngày càng kém đi. Thậm chí có doanh nghiệp tin rằng: KCS càng nhiều thì chất lượng càng tăng. Điều này sai về mặt học thuật lẫn thực tiễn! Khi tăng thêm KCS thì sai hỏng ngày càng tăng lên. Một doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lãng phí vài tỉ đồng/ năm.
Để nhanh chóng có được lợi nhuận, việc loại bỏ lãng phí quản lý chất lượng kém (COPQ – Cost of Poor Quality) là nhu cầu bức thiết của mọi doanh nghiệp.
Để kiểm soát sai hỏng (Defect), hệ thống quản lý chất lượng ngành gỗ cần kiểm soát lỗi (Error) trong các quá trình bởi phương pháp đảm bảo chất lượng (QA – Quality Assurance) thông qua 5M + 1E.
Để triệt tiêu chi phí chất lượng kém, cần bắt đầu từ các công cụ quản lý chất lượng ngành gỗ hiệu quả ngay như:
- Pokayoke (Error proofing)
- Kiểm soát tại nguồn (ISQ – in station quality),
- Kiểm soát từng quá trình bằng 5M + 1E
- Kiểm soát trực quan (Visual signal – Kanban)
- Áp dụng 5S hàng ngày,
- Triển khai kaizen (cải tiến liên tục) trong toàn Công ty
- Xây dựng SOPs (Standard Operating Procedure) giúp làm đúng ngay từ đầu,
- Học và áp dụng 7 công cụ thống kê định lượng
- Kiểm soát lỗi: thống kê lỗi, tổng hợp, phân tích Pareto, …
- Áp dụng “5 tại sao” thực chất
- Thiết lập mục tiêu giảm lỗi hàng tháng
- Phân tích dữ liệu chất lượng hàng tháng (Quality Data Analysis)
Để có thể cải tiến nhiều hơn về chất lượng, anh chị hãy đón đọc các bài viết các phim và hình ảnh quản lý chất lượng ngành gỗ các kỳ sau